This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Viêm tai xương chũm cấp

Bệnh có thể được điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa nhưng để đạt hiệu quả cao người bệnh cần được điều trị đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm loại bỏ ổ bệnh.

Viêm tai xương chũm cấp do đâu?

Viêm xương chũm cấp tính là viêm tổ chức xương xung quanh sào bào (trong khối xương đá) có kèm theo những triệu chứng viêm rõ rệt. Quá trình viêm xương kéo dài không quá ba tháng. Nguyên nhân của viêm tai xương chũm cấp tính là viêm tai giữa. Viêm tai giữa có thể tiềm tàng hoặc biểu hiện rõ rệt và có thể gây viêm xương chũm cấp do những yếu tố thuận lợi như sai lầm về điều trị, không chích rạch màng nhĩ kịp thời, lỗ thủng không dẫn lưu được mủ hoặc khi rửa tai bơm nước quá mạnh; bệnh nhiễm trùng nặng làm mất sức đề kháng như sởi, cúm...; vi trùng độc tính cao; cấu tạo xương chũm nhiều thông bào; thể địa suy yếu như trẻ em ốm yếu suy dinh dưỡng.

Cách nhận biết

Bệnh tiến triển theo nhiều giai đoạn khác nhau có những biểu hiện khác nhau.

Trong giai đoạn đầu: Trên nền viêm tai giữa cấp tính đang giảm dần thấy xuất hiện những triệu chứng sau: Đau tai theo nhịp đập, đau xương chũm lan xuống cổ, lan ra nửa bên đầu. Toàn thân nhiệt độ tăng trở lại nhất là về chiều. Ở trẻ em thường có triệu chứng màng não như nôn co giật, cứng gáy... Khi thăm khám tai, bác sĩ sẽ nhìn thấy mủ đặc trở lại, ngày càng nhiều thêm, trên nền màng nhĩ bị viêm tai giữa thấy màng nhĩ xung huyết trở lại. Bệnh nhân thấy đau khi ấn vào xương chũm.

Viêm tai xương chũm cấpHình ảnh mô tả vị trí xương chũm trong cơ thể.

Trong giai đoạn toàn phát: Bệnh nhân thấy đau là triệu chứng chính, đau ngày càng tăng. Đau sâu trong ống tai hoặc sau tai, lan ra vùng thái dương đỉnh. Bệnh nhân có biểu hiện nghe kém. Khi thăm khám các bác sĩ sẽ thấy mủ đặc nhiều, màu vàng kem, không thối khi chưa có bội nhiễm. Khám nội soi thấy màng nhĩ phù nề, đỏ và dày, có thể có lỗ thủng nhỏ, vị trí cao hoặc màng trùng không dẫn lưu được mủ, hoặc có túi co kéo trên màng nhĩ. Thành sau trên ống tai bị sụp làm cho góc sau màng nhĩ bị xoá mờ. Khi ấn bệnh nhân thấy đau ở điểm đau sào bào. Da vùng xương chũm nề, hơi nóng, ấn vào bờ sau và mỏm chũm thấy đau.

Trong giai đoạn xuất ngoại: Bệnh nhân thấy các biểu hiện vẫn như trước hoặc có giảm chút ít. Có nhiều thể xuất ngoại khác nhau:

Xuất ngoại ở sau tai: Góc sau tai bị dày, góc nhị diện giữa vành tai và xương chũm bị mờ hoặc mất hẳn. Da xương chũm nề đỏ và đau. Khối sưng sau tai lớn dần, đẩy dồn vành tai về phía trước, ổ viêm biến thành áp xe dưới da và cuối cùng vở mủ. Khám tai thấy sụp thành sau trên ống ngoài.

Xuất ngoại ở thái dương - mỏ tiếp: Bệnh nhân bị sưng vùng thái dương, vùng trán, có kèm theo phù nề mi mắt.

Xuất ngoại ở cổ: Phần trên của cơ ức đòn chũm sưng phồng.

Xuất ngoại vùng cảnh - nhị thân: Gây áp xe cạnh họng. Mủ có thể lan tràn vào lỗ rách sau gây liệt các dây thần kinh sọ não số IX, X, XI.

Điều trị như thế nào?

Bác sĩ tai mũi họng chẩn đoán bệnh dựa vào biểu hiện lâm sàng và các phương pháp cận lâm sàng như chụp Xquang xương chũm, chụp cắt lớp vi tính. Khi xác định bệnh, người bệnh được điều trị nội khoa bằng các thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm steroid, không steroid, hạ sốt, giảm đau. Bên cạnh đó, có một số trường hợp được điều trị ngoại khoa với phương pháp mở sào bào thượng nhĩ, khoét chũm tiệt căn.

PGS. TS. Phạm Anh Trần

Tiêu thụ rượu bia hàng top ở châu Á, người Nhật phòng chống các bệnh gan thận như thế nào?

Thói quen nhậu nhẹt lai rai sau giờ làm đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Bạn bè gặp nhau uống bia. Đối tác, khách hàng bàn chuyện làm ăn cùng nhau đi nhậu. Các bữa tiệc tùng, lễ Tết, cưới hỏi đôi lúc trở thành những cuộc nhậu nhẹt quên đường đi lối về.

Ảnh minh hoạ

Bạn hiểu gì về tác hại của bia rượu đối với cơ thể?

Rượu có nhiều tác hại ảnh hưởng đến não, tim, gan, thận, xương khớp… Đặc biệt là gan và thận - 2 bộ phận quan trọng của cơ thể.

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh thường gặp ở người hay sử dụng cồn. Điều đáng lo ngại là thời gian gần đây, căn bệnh này có xu hướng tăng lên đáng kể trong giới nam công sở.

Từ gan nhiễm mỡ, bệnh viêm gan có khả năng tiến triển. Tai hại hơn, càng uống rượu bia lâu ngày, chứng xơ gan và ung thư gan sẽ dễ dàng hình thành và dẫn đến tử vong.

Về phần thận, thận như một chiếc bình lọc với chức năng lọc và thải các chất độc ra khỏi máu, đồng thời giữ nước cân bằng cho cơ thể.

Tuy nhiên, khi vào trong cơ thể chúng ta, rượu gây cản trở quá trình lọc máu và mất nước, tạo tiền đề cho các rối loạn trong cơ thể và những tổn thương ở các bộ phận liên quan.

Các căn bệnh thường gặp ở người nghiện rượu là gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.

Biện pháp bảo vệ gan thận, giải độc rượu của người Nhật

Anh D. (29 tuổi), công tác tại Quận 1 chia sẻ: "Tôi làm ở bộ phận sale, chủ yếu là ra ngoài tìm kiếm khách hàng. Công việc của tôi có một đặc thù là phải đi tiếp khách thường xuyên để tạo quan hệ xã giao với khách hàng. Mỗi tuần hầu như tôi đều phải nhậu nhẹt với khách 4-5 ngày. "

Anh H. (35 tuổi), đồng nghiệp của anh D bổ sung: "Ở nước ta, văn hóa nhậu hầu như ở khắp nơi, đặc biệt là giữa cánh đàn ông. Tính đến nay tôi đã nhậu được hơn chục năm rồi. Có điều, thú thực là tôi không thích lối sống này lắm. Có vài lần tôi đã nôn thốc nôn tháo ngay trong toilet nhà hàng vì cơ thể không chịu đựng được quá nhiều cồn, hôm sau thức dậy thì đầu óc cứ lâng lâng trống rỗng, không nhớ chuyện gì đã xảy ra. Coi như hôm đó tôi chẳng làm được việc gì ngoài việc "ngồi lờ đờ"."

Anh D. cho biết: "Đợt vừa rồi trong chuyến công tác ở Nhật, bọn tôi được mấy người đồng nghiệp bên đó hướng dẫn cách uống rượu mà vẫn khỏe gan khỏe thận, là bằng cách "bảo vệ trước, rượu bia sau". Tới lúc đó tụi tôi mới thấy từ đó giờ mình dại quá, không biết bảo vệ gan thận là gì. Dân văn phòng ở Nhật đã biết cách dùng các sản phẩm giải độc rượu này trước khi đi chè chén từ lâu rồi…”

Alcofree- Giải pháp bảo vệ gan hoàn toàn mới từ Nhật Bản

Vừa qua, nhãn hiệu mới Rohto Health Sciencecủa công ty Rohto – Mentholatum Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm AlcoFree giúp đỡ cánh đàn ông Việt Nam bảo vệ gan thận nói riêng và sức khỏe nói chung theo phương pháp hoàn toàn mới của Nhật Bản, nhằm hỗ trợ người Việt nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thành phần chính của AlcoFree là cao đặc actiso, có chứa "chlorogenic cynarine" và một số axit hữu cơ: succinic acid, fumaric acid, acids cafeic, flavonoids. Những chất này giúp lợi tiểu, đào thải nhanh chất độc, phân hủy và chuyển hóa các enzyme độc hại từ rượu.

AlcoFree được tạo ra bằng quy trình được kiểm định chặt chẽ bởi các chuyên gia Nhật Bản. Máy móc, công nghệ, dây chuyền được tối ưu hóa nhằm đảm bảo lượng dưỡng chất chiết xuất ở mức cao và tinh khiết nhất. Ngoài ra, lá trà artiso, thành phần chính của AlcoFee được trồng và canh tác tại các vùng đất đạt chuẩn để đảm bảo sản lượng hiệu quả cho người tiêu dùng.

Kết quả khảo sát 75 người sau 30 ngày sử dụng

100% người dùng nhận thấy cồn trong cơ thể được đào thải nhanh hơn sau khi uống rượu bia và 75% người dùng đã cải thiện ít nhất 1 chỉ số men gan.

Lời kết

Xã hội phát triển, văn hóa bia rượu ở Việt Nam vẫn còn tiếp diễn. Tuy vậy, dù bận bịu công việc đến mấy cánh đàn ông đều nên chăm lo kỹ càng cho sức khỏe của mình. Và quan trọng hơn hết, chúng ta cần tỉnh táo tìm hiểu các loại sản phẩm uy tín, chất lượng tốt. Khi bắt đầu bước vào lứa tuổi trung niên, lão niên, cơ thể sẽ cảm ơn chúng ta rất nhiều vì các lựa chọn đúng đắn của hôm nay.


Nhanh tay click ngay để được giảm 25%: https://goo.gl/AAbJsb

Sức khỏe trước khi du lịch

Du lịch là một cách xả stress. Tuy nhiên, cần chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe để chuyến đi thực sự vui vẻ.

Du lịch ngoài việc khám phá những nền văn minh, những khu vực văn hóa khác với nơi chúng ta đang sống còn góp phần rất quan trọng là làm giảm đi các căng thẳng, giúp con người thư giãn và phục hồi sức khỏe. Đây là một đặc điểm rất có giá trị của du lịch nghỉ ngơi.

Tết và một số ngày lễ như 30 tháng 4, ngày Quốc khánh số ngày nghỉ được kéo dài ra theo sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Do đó, nhu cầu đi du lịch của mọi người ngày càng tăng. Tính trung bình có từ 20 - 30% số người Việt Nam tham gia du lịch hàng năm. Có nhiều năm, nếu không đăng ký trước cả tháng thì không thể có chỗ để du lịch vào những ngày tết và sau tết.

Sức khỏe trước khi du lịch

Nên khám kiểm tra sức khỏe khi du lịch

Với những cuộc du lịch tương đối dài ngày hoặc du lịch theo kiểu ba lô, để bảo đảm cho một cuộc nghỉ ngơi và tìm hiểu văn hóa một cách hoàn hảo, tránh những bất trắc về sức khỏe trong quá trình du lịch, chúng ta nên khám kiểm tra sức khỏe trước khi du lịch. Khi khám cần nói rõ mục đích, thời gian và hình thức du lịch cho bác sĩ để có một lời khuyên tốt nhất về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình xem có khả năng tham gia cuộc du hành hay không? Ngoài ra khám sức khỏe trước khi du lịch còn giúp bác sĩ phát hiện những bệnh về tim mạch, hô hấp, xương khớp… có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, nếu có các bệnh này, các bác sĩ sẽ khuyên chúng ta nên chữa bệnh hay sử dụng thuốc trước khi du lịch.

Có nên rèn luyện sức khỏe trước khi du lịch không?

Trong một số trường hợp như du lịch mạo hiểm, du lịch dài ngày đế những vùng có khí hậu khắc nghiệt, như đi vào xứ sở Tây Tạng, lên các vùng núi cao, thám hiểm rừng già Amazone, du lịch hành hương về đất phật, thăm thánh địa rezusalem… do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đường đi xa qua nhiều loại địa hình phức tạp, có phần hiểm trở. Người du lịch rất cần phải rèn luyện thể dục thể thao trước khi đi du lịch. Những môn cần rèn luyện là những môn thể thao tăng cường sức bền bỉ, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể và các kỹ năng sống trong nhiều vùng văn hóa và khí hậu khác nhau. Thới gian luyện tập vào khoảng 2 - 3 tuần trước khi du lịch.

Nên tiêm ngừa và mang theo các loại thuốc thông thường

Trước khi đi đến một vùng nào, người đi du lịch nên nắm vững tình hình địa lý, lịch sử và nhất là tình trạng bệnh tật lây nhiễm của vùng đó. Nếu có thể được nên tiêm ngừa các loại bệnh thường gặp khi đi du lịch như: viêm phổi, cúm, tiêu chảy... Tốt nhất vẫn là tránh đi vào các vùng đang có dịch bệnh vì thật ra không một loại vắcxin nào có thể bảo vệ con người 100% trước các tác nhân gây bệnh cả.

Ngày trước khi khởi hành bao giờ cũng nên chuản bị một số loại thuốc thông thường như: thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, thuốc trị tiêu chảy, vài miếng băng keo cá nhân… cho vào một cái hộp mang theo để có thể sử dụng trong quá trình du lịch. Vì nhiều khi do thay đổi khí hậu, thời tiết, chế độ ăn… chúng ta dễ bị mắc phải những bệnh thông thường như: đau đầu, sổ mũi, đau bụng, tiêu chảy hay các vết trầy xước nhỏ. Nếu vì những bệnh trên mà phải đi bệnh viện thì chi phí rất đắt đỏ, còn tự đi mua thuốc thì nhiều nước trên thế giới các cửa hàng dược phẩm chỉ bán thuốc khi có toa bác sĩ, rất khó mua.

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM

Dấu hiệu bệnh gan do rượu

Vậy có phải tôi bị bệnh gan do rượu không thưa bác sĩ và triệu chứng của nó như thế nào?

Hoàng Thanh Hải(Lạng Sơn)

Xơ gan biểu hiện là tình trạng các nốt xơ thay thế các nhu mô gan trong quá trình nhu mô gan bị tổn thương, chính do sự hủy hoại dần các tế bào gan mà gan giảm dần và dẫn đến mất hoàn toàn chức năng gan.

Triệu chứng điển hình của bệnh là cảm thấy mệt mỏi kèm theo gan lòng bàn tay vàng, lá lách sưng to, toàn thân có đốm đỏ, một số bệnh nhân xơ gan có da mặt và xung quanh hốc mắt đen sạm đi so với trước khi bệnh, đây là do chức năng gan suy giảm, dẫn đến sự gia tăng sản sinh sắc tố đen gây ra. Ngoài ra, bệnh nhân cảm thấy trướng bụng đầy hơi, buồn nôn, chán ăn.

Điều trị: vì xơ gan là tình trạng suy chức năng gan không thể hồi phục nên việc điều trị tập trung vào việc làm chậm sự tiến triển của tổn thương gan và giảm nguy cơ biến chứng mà do xơ gan gây ra. Thuốc thường dùng là thuốc kháng virut viêm gan, giải độc gan, các thuốc tăng cường chức năng gan, thuốc kích thích tạo mật, thuốc kiểm soát mỡ máu, chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân có chức năng gan kém…

Nếu tổn thương gan tiến triển dẫn đến suy gan, bệnh nhân có thể có chỉ định cấy ghép gan là phương thức điều trị triệt để nhất. Bệnh nhân xơ gan có được ghép gan có cơ hội sống rất cao.

BS. Thanh Xuân

Lợi

Tác dụng gây hưng phấn của cà phê, trà là do chứa các hợp chất mà thành phần cơ bản là caffein, với hàm lượng khoảng 0,7 - 2% ở cà phê, ít hơn so với ở trà (chè) chứa khoảng 2 - 3% caffein. Tuy nhiên, một ly cà phê có tác dụng kích thích mạnh hơn vì sử dụng đến 10 - 15g bột cà phê chứa khoảng 100mg caffein, còn nguyên một ấm trà có ít caffein hơn, cả ấm chỉ chứa khoảng vài chục mg caffein. Ngoài trà đậm, cà phê là thức uống thông dụng, cần lưu ý có nhiều loại nước giải khát khác là nước ngọt có gaz, hay nước tăng lực đều có chứa caffein.

Tác dụng có lợi của caffein

Caffein là chất có tác dụng dược lý là kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ và sự phối hợp hoạt động chân tay.

Ai quen uống cà phê cũng thấy phấn chấn khi có một ly cà phê đậm uống vào buổi sáng. Cũng như để đối phó với cơn buồn ngủ khi cần làm việc đêm, một ly cà phê đen đậm đối với nhiều người được xem là một biện pháp hiệu quả.

Sống cùng trà đậm, cà phêNhững người bị rối loạn tim mạch nên cẩn thận, nếu thấy bị ảnh hưởng xấu thì không nên uống cà phê hay trà đậm.

Còn trà đậm, có giả thuyết cho rằng những người đầu tiên biết sử dụng lá chè tàu (Camelia sinensis) nấu nước trà để uống là các vị thiền sư. Họ nhận thấy nấu trà mà uống thì trong người tỉnh táo và ngồi thiền không buồn ngủ. Thiền và trà đã có duyên với nhau trong lịch sử gần cả hai ngàn năm. Tại nhiều thiền viện, thiền sinh được uống trà và “thiền trà” được gọi cho việc thiền tập trong khi uống trà. Ở thiền viện Làng Mai, có bài kệ uống trà: Chén trà trong hai tay/ Chánh niệm nâng tròn đầy/ Thân và tâm an trú/ Bây giờ và ở đây.

Trong ngành dược phẩm, caffein là thành phần của nhiều thuốc trị cảm, đau nhức, giúp tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol hay aspirin hoặc làm giảm tác dụng gây buồn ngủ của thuốc kháng histamin trị dị ứng. Trước đây có thuốc trị cảm cúm nổi tiếng là APC (viết tắt của aspirin, phenacetin và caffein, nay thuốc APC không còn dùng nữa vì phenacetin rất có hại và được thay bằng paracetamol).

Những tác dụng phụ

Uống trà đậm, cà phê hay những thức uống giải khát có chứa caffein có thể gây những bất lợi. Caffein có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và cả trên tim mạch. Vì vậy, ở một số người, uống cà phê đậm sẽ làm tim đập nhanh hơn, nhức đầu, run tay, cảm thấy bất an.

Caffein là thành phần của nhiều thuốc trị cảm, đau nhức

Những người bị rối loạn tim mạch nên cẩn thận, nếu thấy bị ảnh hưởng xấu thì không nên uống cà phê hay trà đậm.

Caffein có tác dụng lợi tiểu, nếu uống trà đậm, cà phê ban đêm, ngoài tác dụng khó ngủ do bị kích thích lại phải thức giấc đi tiểu đêm do tác dụng lợi tiểu của caffein. Do tác dụng kích thích làm cho tỉnh táo của caffein ta nên uống trà đậm, cà phê vào ban ngày, đặc biệt uống vào buổi sáng là tốt nhất. Do chứa caffein là chất được xem là thuốc cho nên uống trà đậm, cà phê với liều lượng vừa phải là tốt nhất. Mỗi ngày uống 1 tách cà phê (khoảng 200ml) là tốt, hoặc nhiều hơn chỉ đến mức 2 - 3 tách cà phê chia đều sáng chiều.

Caffein có tác dụng kích thích làm tăng tiết axít dịch vị. Vì vậy tránh uống trà đậm, cà phê vào lúc bụng trống để bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhất là những người đã sẵn yếu dạ dày. Nên lưu ý, chỉ uống cà phê vào buổi sáng mà không ăn điểm tâm để cho bụng trống cũng có thể hại cho sức khỏe của một số người.

Caffein có thể gây tương tác với một số dược phẩm như làm mất tác dụng của thuốc an thần gây ngủ. Hoặc là một số kháng sinh fluoroquinolon (như ofloxacin) uống chung với cà phê sẽ làm tăng tác dụng kích thích quá đáng của caffein (gây tim đập nhanh, khó chịu, mệt mà có người lầm tưởng là gây ngộ độc). Vì vậy, nên tránh uống trà đậm, cà phê, nước giải khát có chứa caffein chung với thuốc.

Do không tổ chức việc học tập, nghỉ ngơi hợp lý nên có một số bạn trẻ gần tới ngày thi mới học dồn, học nén và nhờ đến cà phê thật đậm và trà thật đậm hầu có lượng caffein để có sự tỉnh táo thức đêm “gạo” bài. Nên lưu ý, mệt mỏi buồn ngủ là dấu hiệu cần thiết cho biết cơ thể cần nghỉ ngơi, ngủ đủ. Dùng trà đậm, cà phê nhằm có caffein để tỉnh táo với cặp mắt mở trao tráo chỉ là sự đánh lừa, thực chất cơ thể vẫn mệt mỏi. Dùng trà đậm, cà phê để thức đêm dài ngày là rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt hại cho trí não là nơi cần có sự phục hồi năng lực nhờ ngủ đủ. Cho nên, các bạn trẻ không nên lạm dụng trà đậm, cà phê cho việc thức đêm học thi trong thời gian dài.

Coi chừng cà phê ngoài đường phố

Cà phê hấp dẫn đối với người uống không chỉ có tác dụng của caffein mà còn do có mùi vị đặc biệt. Không ít người bán cà phê ngoài đường phố đã thêm các chất, hương liệu trong quá trình chế biến cà phê (cà phê thật thì ít mà bột bắp rang trộn vào thì nhiều) để tạo nên vị đắng, nổi bọt nhiều, có mùi vị đặc biệt để hấp dẫn người uống. Những thứ ấy có thể gây hại chứ người uống cà phê không bị hại bởi tác dụng phụ của caffein.

Có quán bán cà phê đã trộn hóa chất sodium lauryl sulfate vào cà phê để giúp tạo bọt rất nhiều. Khổ nổi, đây là hóa chất có dùng trong ngành dược làm tá dược nhũ hóa (giúp ổn định các thuốc có dạng bào chế gọi là nhũ dịch tức dầu pha trộn trong nước)) nhưng hiếm dùng và phải dùng thật đúng liều. Sodium lauryl sulfate là chất độc nếu dùng quá liều (được xác định tử liều LD50 - liều làm chết 50% số chuột thí nghiệm là 1g/kg chuột). Nếu dùng chất độc hại này cho vào cà phê thì thật nguy hiểm, vì người ta có thể dùng hóa chất công nghiệp lẫn vô số tạp chất độc và liều dùng thì bất kể.

Người uống cà phê thấy vị rất đắng thì mới ngon. Có quán cà phê đã dùng thuốc ký ninh (quinine) trộn vào cà phê để làm cà phê rất đắng. Quinine là thuốc trị sốt rét, có khoảng trị liệu rất hẹp, liều trị liệu và liều độc rất gần nhau, quá liều một chút là gây tử vong. Thế mà kẻ gian lại dùng quinine pha vào cà phê để tăng vị đắng hấp dẫn!

Chúng ta cần lưu ý những điều trên để cảnh giác với việc uống cà phê ngoài đường phố. Tốt nhất là pha chế cà phê tại nhà để uống hoặc uống cà phê tại các quán quen biết, có uy tín.

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

Nguyên nhân nào gây tăng men gan?

Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể (sau da). Gan đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo tồn sức khỏe của con người. Gan được bao bọc chung quanh bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh, tên là Gibson`s Capsule. Với một cơ cấu và hệ mạch phức tạp, gan được xem là một cơ quan kỳ diệu. Tuy thế, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, nên nếu bị tổn thương, bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Chỉ khi bị tổn thương quá nặng, gan bị "sưng phồng" lên, vỏ Gibson sẽ bị kéo căng ra, gây ra những cơn đau "tưng tức" hoặc khó chịu ở vùng bụng trên nằm bên phải, giáp giới với lồng ngực dưới thì bệnh nhân mới nhận ra triệu chứng.

Chức năng chuyển hóa nhiên liệu

Gan là cơ quan đầu tiên tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa chất khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, nên gan đã trở thành "nhà máy lọc máu" chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Thức ăn và tất cả các nhiên liệu khác sẽ phải đi qua gan trước để được thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau…

Một trong những nhiệm vụ chính của gan là cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục, ngày cũng như đêm, no cũng như đói. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được gan chế biến và chuyển hóa thành nhiều thể loại rồi được dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhiên liệu dự trữ này sẽ được mang ra dùng trong lúc chúng ta không ăn uống hoặc nhịn đói. Ðây là quá trình rất phức tạp và lệ thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau như tuyến giáp trạng (thyroid glands), tuyến tụy tạng (pancreas), tuyến thượng thận (adrenal glands), cũng như hệ thống thần kinh (parasympathetic & sympathetic systems), v.v.

Chuyển hóa đường

Ðường là nguồn năng lượng chính cho não, hồng huyết cầu, bắp thịt và thận. Khi sự cung cấp nhiên liệu và thức ăn từ hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, sự sống còn của các tế bào và cơ quan kể trên sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào gan. Trong thời gian "nhịn ăn" này, gan là cơ quan chính chế tạo và cung cấp chất đường cho cơ thể, nhất là cho não. Khi gan có van đề, thì khả năng biến hóa chất đường bị tổn thương dễ đưa đến sự tăng giảm thất thường của chất đường trong máu.

Ðường trong thức ăn nằm dưới nhiều dạng khác nhau: Đường đơn, đường đôi và tinh bột. Từ hệ thống tiêu hóa, đường đơn được hấp thụ thẳng vào máu và có thể được tiêu thụ ngay lập tức mà không cần phải biến chế hoặc thay đổi. Ðường trong đa số các loại thực phẩm và trái cây thường nằm dưới dạng đường đôi. Một trường hợp ngoại lệ là nho, một loại trái cây chứa đựng nhiều glucose (một loại đường đơn) nhất. Ðường đôi như lactose (đến từ sữa), sucrose (đến từ các loại đường mía, đường củ cải cũng như đa số các loại trái cây) cần phải được tách ra thành đường đơn trước khi được hấp thụ. Nhiều người Việt Nam, vì thiếu phân hóa tố lactase, nên không thể tiêu hóa được chất sữa. Những người này thường bị sình bụng, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy sau mỗi lần uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm pha chế từ sữa như bơ, cheese, v.v.

Tinh bột cũng là một dạng tồn trữ chất đường trong nhiều loại thực vật khác nhau như gạo, mì, khoai… Khi chúng ta ăn cơm, tinh bột từ gạo sẽ được chuyển hóa thành nhiều đơn vị đường khác nhau. Vì thế, khi tiêu thụ thức ăn với nhiều tinh bột, chất đường trong máu của chúng ta sẽ tăng lên chậm chạp hơn, so với trường hợp nếu chúng ta uống một ly nước nho với toàn là đường đơn.

Chuyển hóa chất béo

Acid béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất được dự trữ trong cơ thể chúng ta và cũng là thành phần cơ bản của nhiều loại mỡ quan trọng, kể cả chất triglyceride. Các loại mỡ này có thể được so sánh như những viên gạch của một căn nhà. Vì thế, khi gan bị tổn thương, "nhà" sẽ bị rạn nứt, dễ đổ vỡ. Gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và chế biến các chất mỡ và cholesterol đến từ thức ăn thành những chất đạm mỡ. Những chất mỡ này không những chỉ là những nguồn nguyên liệu quý báu khi đói, mà còn là những thành phần cơ bản của nhiều chất hóa học và kích thích tố khác nhau. Sự điều chỉnh các chất mỡ này là một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể chúng ta trước nhiều bệnh tật. Chất mỡ và cholesterol được tìm thấy nhiều nhất ở các loại thịt mỡ, thịt nâu (dark meat), một số đồ biển như tôm, cua …

Bào chế và thoái biến chất đạm

Gan là cơ quan chính trong việc bào chế và thoái biến chất đạm. Mỗi ngày gan bào chế khoảng 12g chất albumin, một trong những chất đạm quan trọng nhất trong cơ thể. Ngoài nhiệm vụ duy trì áp suất thể tích, chất albumin này là những "xe vận tải" chuyên chở nhiều chất hóa học khác nhau. Khi gan có vấn đề, chất albumin giảm dần, dễ đưa đến phù thũng. Ngoài ra, gan là cơ quan chính bào chế những yếu tố đông máu. Khi gan bị viêm lâu năm, sự đông đặc của máu trở nên khó khăn, người bệnh dễ bị chảy máu. Hơn nữa, khi thiếu chất đạm, bệnh nhân viêm gan sẽ dễ bị nhiễm trùng và các vết thương sẽ khó lành hơn.

Thanh lọc độc tố

Gan và thận là hai cơ quan chính trong cơ thể có khả năng loại bỏ các độc tố. Những độc tố dễ tan trong nước sẽ được loại qua thận. Những độc tố tan trong mỡ, sẽ được chế biến bởi những tế bào gan thành những chất kém nguy hiểm hơn, hoặc dễ hòa tan trong nước hơn. Khi gan có vẩn đề, những độc tố sẽ ứ đọng lại trong cơ thể.

Tổng hợp chất mật

Chất mật sau khi được chế tạo trong tế bào gan, sẽ được cô đọng và dự trữ trong túi mật. Sau mỗi bữa cơm, chất mật sẽ theo ống dẫn mật đi xuống tá tràng, trà trộn với thức ăn và giúp cơ thể nhũ hóa các chất béo. Do vậy khi gan có vấn đề thì khả năng sản xuất chất mật sẽ từ từ giảm dần, gây ra trở ngại trong vấn đề hấp thụ chất mỡ và chất béo. Vì thế, khi có bệnh ở gan, bệnh nhân sẽ dần dần mất ký rồi trở nên thiếu dinh dưỡng cũng như thiếu những vitamins tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi thiếu vitamin K, họ sẽ dễ bị chảy máu hơn.

Tóm lại, gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Gan được so sánh như người lính dũng cảm, canh gác những tiền đồn, giao tranh và phân giải tất cả các hóa tố đến từ hệ thống tiêu hóa, cũng như những cặn bã từ những hệ thống khác "lang thang" trong máu. Vì thế, một trong những nhiệm vụ chính của gan là thanh lọc độc tố. Tuy nhiên, vì không hoàn toàn là một "bộ phận siêu việt", gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác nhau. May mắn thay, với khả năng tự tái tạo, trong đa số trường hợp viêm gan kinh niên (còn được gọi là mãn tính), gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian lâu dài...

BS.Lê Anh Tiến

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Chúng ta thường nghe nói về suy tĩnh mạch chi dưới do các van tĩnh mạch bị hư hỏng, nhưng ít khi biết đến suy giãn tĩnh mạch do bị chèn ép từ bên ngoài bởi một khiếm khuyết tự nhiên của cơ thể. Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu có thể gây nên tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới mức độ nặng, đôi khi gây nguy hiểm tính mạng, nhưng không thể chữa khỏi bằng những cách điều trị suy giãn tĩnh mạch thông thường.

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu

Trong cơ thể người, động mạch dẫn máu từ tim đến nuôi các cơ quan, sau đó máu sẽ theo tĩnh mạch để quay trở về tim. Đa phần, động mạch và tĩnh mạch sẽ đi song song nhau, trừ một vài nơi động mạch bắt chéo với tĩnh mạch.

Suy tĩnh mạch chi dưới do hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậuTĩnh mạch chậu trái bị kẹp giữa động mạch chậu phải và cột sống

Ở phần bụng dưới, động mạch chủ bụng ở vị trí ngang rốn sẽ chia ra thành 2 nhánh để đưa máu xuống 2 chân và tương tự, tĩnh mạch 2 chân đi lên đến vị trí này cũng sẽ hợp lại thành một ngay phía trước cột sống thắt lưng. Do đó, tĩnh mạch chậu trái sẽ bị kẹp giữa động mạch chậu phải ở phía trước và cột sống ở phía sau như hình minh họa.

Như tên gọi của mình, động mạch chậu phải sẽ đập theo nhịp tim và do đó tĩnh mạch chậu trái sẽ bị tác động theo cơ chế “trên đe dưới búa”. Nếu nhịp tim trung bình là 75 lần/ phút, tính đến thời điểm 30 tuổi, tĩnh mạch chậu trái đã chịu va đập như thế đến khoảng 1 tỉ 200 triệu lần.

Hậu quả là hiển nhiên, tĩnh mạch chậu vốn mềm mại sẽ biến đổi, mô quanh tĩnh mạch và thành tĩnh mạch sẽ xơ hoá, lòng tĩnh mạch sẽ hẹp lại, có thể xuất hiện nhiều màng ngăn, mạng xơ sợi hoặc nặng hơn là tắc hoàn toàn. Dòng máu tĩnh mạch chảy về tim sẽ chậm lại hoặc bị gián đoạn, làm ứ đọng máu ở chân và gây nên các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính.

Sự bất thường giải phẫu này do bác sĩ May và Thurner ghi nhận đầu tiên vào năm 1957 và sau đó Cockett mô tả các triệu chứng liên quan vào năm 1965 và do đó được gọi là hội chứng Cockett ở châu u hay May - Thurner ở Mỹ.

Hội chứng rất thường gặp

Hội chứng gặp phần lớn ở phái nữ (80%) và các triệu chứng thường khởi phát vào khoảng 20 - 50 tuổi.

Vào những năm giữa thế kỷ thứ 20, những nghiên cứu phẫu tích trên xác cho thấy tỉ lệ người cóbất thường này cao từ 22 - 32%. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ này tăng theo tuổi, tình trạng tạo màng ngăn, mạng xơ sợi trong lòng tĩnh mạch chậu từ 22 - 33% và tỉ lệ tĩnh mạch chậu bị chèn ép từ bên ngoài ở các mức độ khác nhau lên đến 66 - 88%.

Điều may mắn là không phải tất cả các trường hợp chèn ép tĩnh mạch chậu đều có biểu hiện triệu chứng. Các thương tổn này thường yên lặng, và một số sẽ đột ngột nặng lên khi có thêm các yếu tố bất thường khác về hồi lưu tĩnh mạch chi dưới.

Có thể vì thế, biểu hiện đầu tiên của bệnh thường xuất hiện sau phẫu thuật, sau khi mang thai, sau thời gian nằm liệt gường, hay khi phải làm việc ở tư thế đứng trong thời gian dài…

Cách phát hiện hội chứng

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu biểu hiện như suy giãn tĩnh mạch chi dướimạn tính, hoặc hội chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu hoặc nặng hơn là huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính.

Suy tĩnh mạch chi dưới do hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậuSuy tĩnh mạch chi dưới do hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậuTĩnh mạch chậu trái sau khi được nong và đặt stent

Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính:

Các nghiên cứu cho thấy có từ 2 - 5% số người bị suy tĩnh mạch chân trái có nguồn gốc từ hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu. Ở nhóm bệnh nhân này, điều trị suy giãn tĩnh mạch theo cách thông thường sẽ không bao giờ khỏi bệnh.

Bệnh biểu hiện bằng tình trạng đau nhức chân, chủ yếu ở chân trái kèm các cảm giác khó chịu khác như: mỏi, nặng, cảm giác kiến bò, chuột rút… tăng lên khi đi đứng và giảm đi khi nằm kê chân cao hay mang vớ áp lực, kèm theo tình trạng phù chân, gân xanh đỏ nổi dưới da hoặc có thể loét ở cổ chân.

Hội chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu:

Do đường dẫn máu chính bị hẹp hay gián đoạn nên máu sẽ phải đi qua các nhánh tĩnh mạch nhỏ để về tim, hậu quả là các tĩnh mạch nhỏ ở vùng bụng sẽ quá tải và giãn to gây nên hội chứng đau mạn tính vùng bụng dưới kèm theo các triệu chứng kích thích đường tiểu tiện, đại tiện và sinh dục.

Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính:

Có hơn phân nửa số bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính chân trái có hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu, và tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân trái cao hơn chân phải gấp 5 lần.

Bệnh thường khởi phát đột ngột với tình trạng đau và phù ở chân trái tăng dần, đi kèm các tĩnh mạch mới nổi lên ở vùng đùi và bẹn. Đây là một bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong đột ngột do cục máu đông di chuyển về tim gây tắc động mạch phổi hay nhẹ hơn là tình trạng suy tĩnh mạch hậu huyết khối với phù, đau chân và lở loét về sau.

Cách chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Trước đây hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu được điều trị bằng phẫu thuật. Đây là một phẫu thuật lớn, phức tạp, mất nhiều máu và gây đau đớn. Ngày nay, với sự phát triển của can thiệp nội mạch, hội chứng này có thể điều trị khỏi bằng cách nong bóng và đặt giá đỡ tĩnh mạch (stent) chỉ qua một vết đâm kim ở vùng bẹn đùi. Sau mổ bệnh nhân có thể đi lại vài giờ sau mổ và có thể xuất viện cùng ngày.

Giữa năm 2015, Bệnh viện ĐHYD TP.HCM lần đầu tiên đăng ký với Bộ Y tế thực hiện kỹ thuật điều trị hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu qua can thiệp nội mạch. Qua một vết đâm kim vào tĩnh mạch đùi, phần tĩnh mạch bị chèn ép sẽ được nong ra và sau đó được đặt stent vào lòng mạch. Khi dòng máu về tim không còn bị cản trở, các hậu quả do sự chèn ép gây ra sẽ không xuất hiện hoặc cải thiện đáng kể khi đã xảy ra.

Có khoảng 20 bệnh nhân đã được điều trị theo phương pháp này kể từ khi được Bộ Y tế cho phép, kết quả theo dõi đến nay cho thấy hiệu quả điều trị rõ rệt, chất lượng cuộc sống của người bệnh cải thiện đáng kể và ổn định.

Việc áp dụng thanh công phương pháp nong và đặt stent điều trị hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu, mở ra một hướng mới cho việc điều trị các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch khác như hội chứng hậu huyết khối, hội chứng tắc tĩnh mạch chủ trên, hội chứng phù áo khoác…

Bệnh án minh họa:1. Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu gây loét chân (suy tĩnh mạch giai đoạn 6):Bệnh nhân L.T.H. sinh năm 1956 nhà ở Sóc Trăng, vào viện tháng 7/2015 vì đau và loét chân không lành.Bà kể, từ 8 năm trước, bà thường xuyên bị phù chân trái khi đứng lâu hay đi lại, khoảng 2 năm nay, bà bị phù kèm theo nổi các tĩnh mạch ngoài da, và đau chân khi đứng lâu hay đi lạị). 2 tháng trước nhập viện, xuất hiện 1 vết loét ở mắc cá trong chân trái, gây chảy dịch và đau đớn. Các bác sĩ chẩn đoán bà bị suy tĩnh mạch giai đoạn cuối do hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu và được điều trị sau đó bằng nong bóng và đặt stent tái thông tĩnh mạch chậu thành công.Sau mổ, tình trạng phù chân giảm rõ rệt. Khoảng 10 ngày sau vết loét lành hoàn toàn vè hết đau. Các triệu chứng suy tĩnh mạch chân khác cũng được cải thiện dần sau đó. Theo dõi đến nay đã hơn 2 năm, tình trạng suy tĩnh mạch không tái phát và các kết quả kiểm tra cho thấy tĩnh mạch chậu được tái thông vẫn hoạt động tốt, không tái hẹp.2. Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu gây phù chân và viêm mô tế bào:Bệnh nhân B.T.G. sinh năm 1955, nhà ở quận 2, TP.HCM, vào viện vì sốc nhiễm trùng với chân trái sưng to, căng bóng, đỏ da và rất đau. Trong tiền sử, bệnh nhân đã phù chân nhiều năm nay và thường xuyên vào viện vì nhiễm trùng máu có nguồn gốc từ nhiễm trùng chân trái.Các bác sĩ chẩn đoán bệnh của bà có nguồn gốc từ hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu và tắc mạch huyết chân, cần phải điều trị tái thông mạch máu.Bà G. sau đó đã được nong bóng và đặt stent vào tĩnh mạch chậu, tái thông dòng máu về tim. Ngày hôm sau, chân bà đã giảm phù gần 30%, tình trạng viêm mô tế bào cũng được cải thiện rõ và sau 2 tuần điều trị chân bà đã giảm phù được gần 50% so với trước khi can thiệp.3. Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu gây bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính:Bệnh nhân N.T.M.T. sinh năm 1975 nhà ở quận 1, TP.HCM được chuyển đến BV. ĐHYD trong tình trạng chân trái phù to và đau.Chị kể, mấy ngày trước chị cảm thấy đau hông lưng trái, sau đó khi phát hiện chân sưng to chị liền đến bệnh viện quận khám và làm siêu âm. Các bác sĩ chẩn đoán chị bị huyết khối tĩnh mạch sâu chân trái và chuyển bệnh viện chuyên khoa điều trị.Tại BV. ĐHYD TP.HCM, các chẩn đoán sâu hơn cho thấy chị M.T. bị huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính chân trái do tắc tĩnh mạch chậu. Bệnh nhân sau đó đã được phẫu thuật để lấy hết huyết khối trong lòng mạch, đồng thời nong bóng và đặt stent tái thông dòng chảy của tĩnh mạch, kết hợp với thuốc kháng đông máu.6 ngày sau phẫu thuật, tình trạng sưng phù và đau chân của chị M.T. đã hết, chị có thể đi lại và xuất viện.

BS. LÊ THANH PHONG

Ăn nhiều mỡ dễ bị ung thư

Sự nghi ngờ chất béo là thủ phạm thúc đẩy ung thư

Công cuộc đấu tranh chống lại căn bệnh ung thư lại có thêm một bước tiến nữa, khi mới đây các chuyên gia đã tìm ra một tác nhân có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư: đó là chất béo, hay mỡ nói chung.

Trước đây, các chuyên gia đã nhận ra một bằng chứng rằng: tế bào ung thư cần đến chất béo để phát triển. Bước tiến hiện nay: các nhà khoa học tìm ra thêm bằng chứng rằng chỉ cần ngăn không cho các tế bào ung thư hấp thu chất béo, họ có thể ngăn chặn quá trình di căn của ung thư.

Di căn ung thư hầu như là nguyên nhân chủ yếu khiến người mắc ung thư tử vong. Tuy nhiên, khoa học mất rất nhiều năm vẫn chưa thực sự hiểu được tại sao và bằng cách nào tế bào ung thư có thể phát triển với tốc độ vũ bão, trong khi quá trình đó tốn rất nhiều năng lượng: từ phân tách, di chuyển qua mạch máu, rồi bám rễ vào những bộ phận khác trong cơ thể.

Trước đây các chuyên gia y học từng cho rằng đường chính là nguồn cung năng lượng cho quá trình di căn. Thế nhưng đến đầu năm 2016, một số chuyên gia đặt ra giả thuyết: có khi nào chất béo mới là tác nhân chính?

Ở khối ung thư có nồng độ cao chất CD36 giúp tế bào hấp thu mỡ

Ở khối ung thư có nồng độ cao chất CD36 giúp tế bào hấp thu mỡ

Bằng chứng khẳng định chất béo giúp di căn ung thư

Tiếp theo sự nghi ngờ vai trò của chất béo với ung thư, nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature đã tăng thêm sức nặng cho giả thuyết này.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu xác định các tế bào khiến ung thư miệng ở chuột thí nghiệm lây lan, Họ đã nhận thấy rằng: một số acid béo trong đó có cả palmitic acid (có trong dầu cọ), có thể thúc đẩy quá trình di căn của ung thư.

Thí nghiệm trên chuột cho thấy: bên trong các tế bào ung thư của chuột có sự hiện diện của CD36 với nồng độ rất lớn. Chất CD36 là một dạng thụ thể protein có tác dụng giúp tế bào hấp thụ mỡ.

Ở người, cũng từng có một số liên hệ giữa CD36 và các bệnh nhân ung thư. Vì thế, các chuyên gia quyết định nghiên cứu xem nếu CD36 bị nghẽn lại thì chuyện gì sẽ xảy ra. Thật bất ngờ, kết quả là gần như toàn bộ quá trình di căn đã ngừng lại, dù không thể ngăn khối u đầu tiên hình thành.

Chủ nhiệm nghiên cứu là Giáo sư Salvador Aznar Benitah cho biết: "Chúng tôi giả định rằng tế bào di căn chỉ có thể hình thành nếu có một số loại acid béo nhất định. Tuy nhiên, hiện chúng ta vẫn chưa thể hiểu chính xác vì sao khoá CD36 lại có thể ngăn được ung thư di căn".

Thí nghiệm cũng cho thấy: những con chuột có chế độ ăn giàu chất béo sẽ có khối u lớn và lan mạnh hơn so với các con chuột ăn uống bình thường, ít chất béo.

Các chuyên gia cho biết nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở thử nghiệm trên chuột, mà chưa có thí nghiệm trên người. Hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ lời khuyên nào liên quan đến chế độ ăn ở người, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư.

Benitah nói: "Đây là bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng. Giờ đây chúng ta có thể xác định được đâu là tế bào chịu trách nhiệm cho việc ung thư di căn, đồng thời đem lại tiềm năng nghiên cứu sâu hơn về ung thư trong tương lai"

BS. Ninh Hồng

(theo Science Alert)

Kiểm soát bệnh vẩy nến hiệu quả bằng thảo dược

Các biểu hiện trên da của vảy nến rất đa dạng về hình dạng, về mức độ và liệu pháp điều trị cũng nên thay đổi một cách tương ứng. Đây là một bệnh lý tự miễn qua trung gian tế bào T xảy ra trên da và khớp và có tác động rất lớn đến cuộc sống của bệnh nhân.

Bệnh vảy nến từ lâu đã làm nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng trong chăm sóc sức khỏe và các vấn đề xã hội, một phần vì bệnh này gây ảnh hưởng tới 1- 3% tổng dân số thế giới và một phần bởi việc điều trị mang lại kết quả rất khiêm tốn, đặc biệt đối với các biện pháp điều trị cục bộ. Có khoảng 30% bệnh nhân vảy nếncũng có tình trạng viêm khớp vảy nến. Tỉ lệ mắc các bệnh lý tự miễn trong số những bệnh nhân vảy nến thậm chí còn lớn hơn.

GS. Michael Tirant, GS. Trần Hậu Khang, PGS. Nguyễn Văn Thường tại Hội nghị da liễu Đông dương tổ chức 12/2017 tại Hà nội

Các bằng chứng khoa học cho thấy việc điều trị vảy nến trong những năm đầu tiên thường mang tính bảo tồn và thường là với các sản phẩm bôi cục bộ. Các thử nghiệm quốc tế và trên nhiều quốc gia cho thấy các dạng sản phẩm bôi được sử dụng nhiều nhất ví dụ như corticosteroid có hoặc không có vitamin D không phải lúc nào cũng có tác dụng. Thêm vào đó, liệu trình điều trị thường kéo dài lâu hơn dự kiến và thường gây ra các tác dụng phụ. Do đó việc phát triển và giới thiệu dòng sản phẩm phi hormone thích hợp cho việc điều trị ngoài da trong vảy nến có vai trò đặc biệt quan trọng bởi việc sử dụng kéo dài sản phẩm bôi có chứa steroid sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ở tại chỗ và trên toàn thân.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa họcJournal of Biological Regulators &Homeostatic Agentsđược tiến hành trên một nhóm bệnh nhân Nga được lựa chọn từ nhóm bệnh nhân điều trị ngoại trú đã được chẩn đoán xác định mắc vảy nến với 270 bệnh nhân, tuổi từ 9-60, tham gia vào nghiên cứu. Có 23 trẻ nữ và 105 trẻ nam tham gia vào nghiên cứu trong khi tỷ lệ này ở người trưởng thành là 46 nữ và 96 nam.

Hình ảnh trước và sau 8 tuần sử dụng sản phẩm

Tất cả những người thuộc các nhóm tuổi khác nhau đều được điều trị bằng các sản phẩm Dr Michaels® (Soratinex®) 2 lần 1 ngày: vào buổi sáng và buổi tối. Dòng sản phẩm Dr Michaels® (Soratinex®) có 3 dạng sản phẩm: dạng Gel, dạng thuốc mỡ và dạng kem dưỡng da. Thành phần các loại sản phẩm này là các tinh dầu thảo dược như các loại dầu như dầu cam, dầuhương thảo, dầu hoa cúc La Mã, dầu oải hương, vitamin E tự nhiên…

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy tình trạng lâm sàng được cải thiện rõ rệt trong điều trị bệnh vảy nến ở cả người lớn và trẻ em. Các mảng tổn thương vẩy nến đã biến mất hoàn toàn trên 147 bệnh nhân, cải thiện một cách đáng kể trên 73 bệnh nhân và có cải thiện trên 32 bệnh nhân.12 bệnh nhân không quan sát thấy cải thiện trong khi 6 bệnh nhân khác có xuất hiện các tác dụngphụ. Các tác dụng này nhanh chóng biến mất khidừng điều trị.

Nghiên cứu cho thấy các sản phẩm của Dr Michaels® (Soratinex®) có thể được sử dụng hiệu quả và an toàn trong việc điều trị và kiểm soát bệnh vảy nển thể mảng bám mạn tính giai đoạn ổn định.

Hệ thống phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels Psoriasis & Skin Clinic tại 81-83 Lò đúc, Hà nội và 87 Trần Não, TP. Hồ Chí Minh và áp dụng phương pháp Dr Michaels sử dụng các loại thảo dược để điều trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa và nhiều bệnh da liễu khác. Cơ sở được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels tại Australia, châu u với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Australia.

Phương pháp Dr Michaels do Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Michael Tirant phát triển hơn 30 năm qua và được thừa nhận rộng rãi để điều trị vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học đã được công bố quốc tế tại những nước châu u, chứng minh giải pháp Dr Michaels từ thảo dược đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.

FDA công nhận loại insulin tác dụng ngắn trị đái tháo đường

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa công nhận admelog (insulin lispro injection), loại insulin tác dụng ngắn nhằm tăng khả năng kiểm soát nồng độ đường trong máu cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên mắc bệnh đái tháo đường týp 1 và người lớn bị đái tháo đường týp 2. Admelog là insulin tác dụng ngắn đầu tiên được chấp nhận.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ, hơn 30 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường. Theo thời gian, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng về sức khoẻ, bao gồm bệnh tim, mù loà, tổn thương thần kinh và thận. Kiểm soát lượng đường trong máu thông qua điều trị bằng insulin, có thể làm giảm nguy cơ một số biến chứng lâu dài.

Ông Scott Gottlieb, Ủy viên của FDA cho biết: "Một trong những nỗ lực trong chính sách quan trọng của chúng tôi là tăng sự cạnh tranh trên thị trường thuốc theo toa và giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn những sản phẩm có chi phí thấp hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các loại thuốc như insulin được hàng triệu người Mỹ dùng mỗi ngày để điều trị bệnh mãn tính. Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ có các bước chính sách bổ sung để giúp đảm bảo bệnh nhân tiếp tục được hưởng lợi với các thuốc thay thế có chi phí thấp, an toàn và hiệu quả hơn .

Admelog nói riêng và các sản phẩm insulin tác dụng ngắn nói chung, có thể được sử dụng ngay trước bữa ăn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau khi ăn. Những loại sản phẩm insulin này cũng có thể được sử dụng trong máy bơm insulin để đáp ứng nhu cầu insulin cơ bản cũng như nhu cầu insulin trong giờ ăn. Điều này trái ngược với các sản phẩm insulin tác dụng kéo dài, như insulin glargine, insulin degludec và insulin detemir, thường được sử dụng để cung cấp một mức độ cơ bản insulin để kiểm soát lượng đường trong máu giữa các bữa ăn và được dùng một hoặc hai lần một ngày. Mặc dù cả hai loại sản phẩm insulin có thể đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường loại 1 và 2, nhưng bệnh nhân tiểu đường týp 1 cần cả hai loại insulin, trong khi bệnh nhân tiểu đường týp 2 có thể không cần đến insulin tác dụng ngắn.

Admelog có thể được tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch

Admelog có thể được tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch. Liều lượng của Admelog phải được cá nhân hóa dựa trên đường dùng và nhu cầu chuyển hóa của bệnh nhân, kết quả theo dõi glucose máu và mục tiêu kiểm soát đường huyết.

Các phản ứng phụ thường gặp nhất liên quan đến admelog trong các thử nghiệm lâm sàng là hạ đường huyết, ngứa và phát ban. Các phản ứng phụ khác có thể xảy ra bao gồm phản ứng dị ứng, phản ứng tại chỗ tiêm, rối loạn phân bố mỡ ở vị trí tiêm chích…

Không nên dùng admelog trong các giai đoạn hạ đường huyết hoặc ở những bệnh nhân bị quá mẫn với insulin lispro hoặc một trong những thành phần của thuốc. Không được dùng chung bút hoặc ống tiêm của admelog cho các bệnh nhân.

FDA phê chuẩn loại insulin tác dụng ngắn trị đái tháo đường

Bệnh nhân hoặc người chăm sóc nên theo dõi lượng đường trong máu ở tất cả các bệnh nhân điều trị bằng các sản phẩm insulin. Chế độ điều trị bằng insulin nên được điều chỉnh và giám sát của bác sĩ. Admelog có thể gây hạ đường huyết, có thể đe doạ tính mạng. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ hơn với những thay đổi về liều insulin, dùng phối hợp các thuốc hạ đường huyết khác, thức ăn, hoạt động thể chất và ở những bệnh nhân bị suy thận hoặc suy gan hoặc thiếu hụt glucose huyết.

Sự hỗn hợp ngẫu nhiên giữa các sản phẩm insulin có thể xảy ra. Bệnh nhân nên kiểm tra nhãn insulin trước khi tiêm insulin.

Các phản ứng dị ứng tổng quát, đe dọa tính mạng bao gồm sốc phản vệ, có thể xảy ra. Bác sĩ nên theo dõi mức kali ở những bệnh nhân có nguy cơ tăng kali máu, một tình trạng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng, trong đó lượng kali trong máu quá cao.

Bảo Lâm

(FDA 12/2017)

Bị đau mỏi vai gáy

Xin hỏi bác sĩ em cần uống thuốc gì? Có nên đi bấm huyệt không? Cách nào để bệnh không tái phát?

Đặng Thị Huyền (Hà Nội)

đau vai gáy

Trường hợp của em nếu chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài, em có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần có thể giảm đau.

Còn việc dùng thuốc gì thì em nên đi khám, nếu bác sĩ chuyên khoa thấy không có nguyên nhân chèn ép gây tổn thương thì sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B.

Ngoài ra, các phương pháp vật lý trị liệu như nhiệt trị liệu, điện xung, sóng ngắn, siêu âm trị liệu, kéo giãn cột sống cổ, xoa bóp bấm huyệt, tập vận động cột sống cổ cũng giúp ích rất nhiều cho việc điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng không được xoa bóp bấm huyệt trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống...

Phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế; không cúi gập cổ quá lâu; không nằm gối đầu cao; không bẻ, lắc cổ kêu răng rắc, nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng; cần chú ý luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, nhún vai thường xuyên sẽ có tác dụng phòng bệnh.

BS. Đinh Thị Thanh

4 lý do không nên chủ quan với cong vẹo cột sống

Hầu hết những người được chẩn đoán cong vẹo cột sống khi độ cong còn thấp đều khá thờ ơ vì chưa ý thức được những nguy hiểm tiềm tàng của nó. Tuy nhiên cần biết rằng khi góc Cobb càng tăng, đường cong trong xương sống của bạn càng tác động đến cuộc sống hằng ngày bằng nhiều cách khác nhau, sự chủ quan của bạn rất có thể dẫn đến nhiều hối tiếc về sau.

Lý do không nên chủ quan với cong vẹo cột sống

1. Làm thay đổi ngoại hình

Giai đoạn đầu, dấu hiệu của cong vẹo cột sống rất khó phát hiện. Đây cũng là lý do nhiều người không quan tâm đến bệnh tình của mình hay thậm chí không phát hiện mình mắc bệnh. Nhưng từ sau 25 độ, bệnh bắt đầu có ảnh hưởng rõ rệt đến ngoại hình. Cột sống xuất hiện đường cong bất thường; xương sườn một bên nhô ra so với bên còn lại; đầu và nửa thân trên nghiêng về một phía; hông, chân, thắt lưng mất cân bằng dẫn đến bước đi khập khiễng,… Độ cong càng tăng, các biểu hiện càng nghiêm trọng hơn.

2. Gây tâm lý tự ti, mặc cảm

Sự thay đổi về ngoại hình kéo theo hậu quả là bệnh nhân dễ sinh ra tâm lý tự ti, cảm thấy cơ thể của mình “không bình thường”, xấu xí, dị tật. Những thay đổi này thường ảnh hưởng nhiều nhất đến lứa tuổi vị thành niên vì ở tuổi này các em rất nhạy cảm về vẻ bề ngoài cộng thêm sự thiếu hiểu biết và trêu ghẹo từ bạn bè càng khiến các em thêm mặc cảm, rụt rè trong giao tiếp. Vì thế cha mẹ nên lưu ý tình trạng vẹo cột sống tác động thế nào đến tâm lý của trẻ và có sự can thiệp thích hợp.

3. Dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác

Nhiều bệnh nhân thấy đau, mỏi lưng thường xuyên mặc dù chỉ bị vẹo nhẹ. Ở bệnh nhân lớn tuổi, đau lưng có thể nghiêm trọng hơn, đi đứng khó khăn. Riêng với trẻ vị thành niên, bệnh cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống xương và chiều cao của các em. Bác sĩ Randell DuPraw – Chuyên gia Nắn chỉnh thần kinh cột sống tại phòng khám Maple Healthcare ở TP.HCM cho biết thêm: “Trường hợp cong vẹo cột sống nặng 40 – 50 độ trở lên, bệnh nhân còn có nguy cơ bị rối loạn hô hấp và nhịp tim khi cột sống cong nhiều làm lồng ngực ép vào phổi. Các biến chứng đe dọa đến mạng sống như thế này là vô cùng hiếm, nhưng chúng hoàn toàn có thể xảy ra.”

4. Ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc

Khi gặp những vấn đề về sức khỏe vừa nêu, người bị cong vẹo cột sống sẽ gặp không ít khó khăn trong cuộc sống. Cảm giác đau, mệt mỏi thường xuyên khiến họ không thể tập trung làm việc, học tập. Ngay cả những việc hàng ngày đơn giản như: nâng vác đồ vật, ngồi, đi đứng,… cũng có thể dẫn đến cảm giác không thoải mái đáng kể.

Điều trị bằng Trị liệu thần kinh cột sống được chứng minh làm giảm đau và độ cong

Với những tác hại mà cong vẹo cột sống mang lại, rõ ràng chứng bệnh này rất cần được hiểu đúng và điều trị kịp thời.

Hiện nay có một số phương pháp để điều trị vẹo cột sống như Trị liệu thần kinh cột sống, đeo đai cố định, phẫu thuật,… Trong đó, Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Journal of Chiropractic Medicine được thực hiên trên 28 bệnh nhân mắc chứng vẹo cột sống trong vòng 6 tháng. Các số liệu được ghi nhận vào lúc ban đầu, sau khi kết thúc điều trị và 24 tháng sau khi nghiên cứu. Khi thống kê lại, các nhà nghiên cứu thấy rằng Trị liệu thần kinh cột sống giúp bệnh nhân giảm mức độ đau cũng như cải thiện độ cong.

Quy trình điều trị cong vẹo cột sống bằng Trị liệu thần kinh cột sống bao gồm chẩn đoán qua hình ảnh X-quang, nắn chỉnh bằng tay giúp nhẹ nhàng điều chỉnh các sai lệch, vật lý trị liệu giúp làm mềm các mô cơ vùng cột sống. Đồng thời, có thể kết hợp thêm đeo đai cố định đối với các trường hợp góc Cobb trên 25 độ hoặc bệnh nhân còn trong độ tuổi phát triển xương.

Ngoài các điều chỉnh tại phòng khám, cần phải tập luyện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Các bài tập vẹo cột sống bao gồm rèn luyện sự cân bằng, sức mạnh cơ bắp.

Với mong muốn mang phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống không dùng thuốc, không phẫu thuật tiếp cận nhiều hơn những ai mắc bệnh đau xương khớp như: vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, vẹo cột sống,…Trong dịp cuối năm, Maple Healthcare áp dụng chương trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho khách hàng mới.  Từ 11/12/2017 - 10/02/2018, mỗi khách hàng đặt hẹn trực tuyến sẽ nhận 01 mã ưu đãi:

-Miễn phí khám và tư vấn chuyên sâu

-Giảm 50% phí điều trị lần đầu tiên

Xem chi tiết chương trình tại đây.

Maple Healthcare

+ 107B Trương Định, p.6, q.3. SĐT: 028.39.300.498

+ 10 Trần Phú, p.4, q.5. SĐT: 028.38.321.843

+ MD6 Nguyễn Lương Bằng, p.Tân Phú, q.7. SĐT: 028.54.100.100

Facebook: https://www.facebook.com/maplehealthcare.

Dự phòng thừa cân béo phì ở trẻ

Hương Giang(Thái Bình)

Dự phòng thừa cân béo phì chủ yếu là dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực. Cần có ý thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ trong bào thai bằng cách chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ khi mang thai.

Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung cần có khẩu phần ăn hợp lý đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin, khoáng chất). Không ép trẻ ăn quá mức nhu cầu trẻ có thể ăn được.

Đối với trẻ lớn và vị thành niên nên ăn uống hợp lý, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường, đồng thời khuyến khích trẻ ăn rau quả, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống nhiều đường.

Ở lứa tuổi này nên tăng cường vận động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội... hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử và thức quá khuya. Ngoài ra, cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng chiều cao nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ.

Cần đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong những trường hợp hiếm hoi, chứng béo phì bắt nguồn từ một tình trạng rối loạn nội tiết, bác sĩ sẽ giới thiệu con bạn đến nhà chuyên khoa nội tiết để kiểm tra. Trong trường hợp nghi ngờ là do căn bệnh nào, bác sĩ sẽ có khuyến cáo về chế độ ăn. Ðồng thời khuyên bạn những giải pháp để khuyến khích đứa trẻ tiêu hao nhiều năng lượng hơn.

BS. Cẩm Nga

Bệnh dễ mắc khi trời giá lạnh

Những ngày gần đây thời tiết ở nước ta luôn thay đổi, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều ngày đã có tuyết (Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn), ở một số tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về đêm nhiệt độ cũng đã giảm xuống dưới mức bình thường. Điều này tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT). Sự suy giảm chức năng hoạt động của hệ tim mạch và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng làm gia tăng bệnh tật như bệnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đau nhức khớp…

Người cao tuổi dễ mắc bệnh gì trong mùa rét?

Khi trời lạnh, NCT thường mắc hoặc tái phát nhiều bệnh:

Bệnh đường hô hấp (ho, rát họng, chảy nước mũi, viêm phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng), nhất là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là mối đe dọa đến tính mạng người bệnh mỗi khi đông đến, rét đậm, lạnh, mưa. Đối với NCT có sức yếu, lú lẫn, nằm lâu ngày, khi lạnh bị viêm phế quản, viêm phổi cấp tính thì thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm. Do đó, khi bệnh đã nặng gây không ít khó khăn cho việc điều trị. Thêm vào đó, do giá rét, một số người nghiện thuốc lá, thuốc lào thường hút tăng lên cho đỡ rét thì bệnh lại càng tăng nặng. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, đóng kín các cửa (do giá lạnh) cũng là những yếu tố thuận lợi cho bệnh hô hấp phát triển, đặc biệt ở NCT.

Người cao tuổi cần giữ ấm trong mùa đông để phòng bệnh.

Bệnh tim mạch: Song song với các bệnh về hô hấp thì bệnh tim mạch cũng sẽ gia tăng mỗi khi mùa đông đến, trong đó đáng lưu ý là bệnh tăng huyết áp kịch phát. Tăng huyết áp kịch phát rất dễ gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Bệnh xương khớp: Thời tiết giá lạnh, với NCT thì các bệnh về xương khớp cũng luôn luôn rình rập đối với họ, đặc biệt là các bệnh gút, đau thần kinh liên sườn, đau lưng, thắt lưng, cứng khớp gối, khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Chính thoái hóa khớp và cứng khớp vào mùa lạnh làm cho người bệnh khó vận động, đau nhức ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, các bệnh dạ dày, viêm đại tràng co thắt mỗi khi mùa lạnh đến cũng hành hạ NCT làm cho ăn không ngon, ngủ không yên. Bên cạnh đó, ở nam giới khi bị bệnh tiền liệt tuyến càng lạnh càng đi tiểu, nhất là ban đêm gây nhiều phiền toái cho họ.

Cần làm gì để phòng bệnh ở NCT trong mùa đông?

Để phòng bệnh mùa lạnh thì NCT cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa, nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm, nếu cần thiết ra khỏi nhà phải mặc quần áo thật ấm, đi tất, găng tay, cổ quàng khăn ấm, đeo khẩu trang và nên đội mũ len. Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh giá. Ở trong phòng có thể sưởi ấm tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Ở miền núi và nông thôn có thể dùng than củi nhưng phải sưởi ở phòng thoáng gió tránh ứ đọng khói, khí độc và với gia đình có điều kiện thì nên dùng lò sưởi điện hoặc điều hòa. Ở thành thị nếu có điều kiện thì sưởi bằng lò sưởi, quạt sưởi điện hoặc bằng điều hòa nhiệt độ, tránh dùng than tổ ong để sưởi rất dễ bị ngộ độc bởi khí CO. Thời tiết lạnh giá nhưng NCT cũng có thể tắm, rửa bằng nước nóng trong buồng tắm kín gió; tắm xong phải lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo thật ấm. Trường hợp có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn thì những ngày nhiệt độ giảm xuống thấp nên hạn chế tắm, chỉ nên lau người và rửa tay, chân bằng nước ấm. Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế nước muối nhạt). Trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp. Người bị bệnh tăng huyết áp cần hết sức tránh lạnh đột ngột, nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm. Thường tai biến đột quỵ, nhồi máu cơ tim dễ xảy ra khi cơ thể bị lạnh đột ngột. Vì vậy, khi tỉnh giấc nên nằm yên, thở đều khoảng 5 phút sau đó mới bỏ chăn ra và ngồi dậy từ từ. Ngay lúc đó cần mặc ấm và chưa nên ra khỏi nhà vội. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những NCT đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm xoang, bệnh về tim mạch. Cần ăn, uống đủ nóng và tránh dùng các loại có tính chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu

Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa đôngBảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa đôngPhòng đau nhức khớp mùa lạnh ở người cao tuổiPhòng đau nhức khớp mùa lạnh ở người cao tuổiCảnh giác với viêm phổi khi trời rétCảnh giác với viêm phổi khi trời rét

6 thói quen tàn phá cơ thể

thói quen tàn phá cơ thể

Uống nhiều nước có gas

Nước có gaz còn gọi soda hay nước ngọt chứa hàm lượng lớn đường fructose và đây là thủ phạm chính gây béo phì, đái đường, bệnh lý tim mạch và các bệnh mãn tính khác. Chỉ dùng một lon soda mỗi ngày có thể khiến bạn tăng 7kg một năm, hơn thế nữa làm tăng nguy cơ mắc đái đường. Ngành công nghiệp nước ngọt đã dần dần tiếp thị soda không chỉ cho người lớn mà đi vào từng gia đình từ người già cho đến trẻ em và thanh thiếu niên!

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

Khoảng thời gian ngủ lý tưởng từ 7- 9 giờ. Nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh ở Pháp cho thấy ngủ ít hơn 6 giờ hoặc hơn 10 giờ mỗi đêm có thể là nguyên nhân gây các bệnh lý như các bệnh liên quan đến tim mạch, đái đường, béo phì, trầm cảm.

Ngồi nhiều

Nếu công việc khiến bạn phải ngồi nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày, khi trở về nhà đôi khi dán mắt vào tivi, smartphone… điều này đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí “Archives of Internal Medicine” cho thấy những người ngồi trên 11 giờ mỗi ngày làm tăng 40% nguy cơ tử vong (thời gian 3 năm) so với người ngồi ít hơn 4 giờ mỗi ngày. Ngồi nhiều trong thời gian dài tăng nguy cơ mắc đái đường, bệnh lý tim mạch, ung thư.

Uống nhiều cà phê

Thật sự uống cà phê tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng sẽ đưa đến những tổn hại khó lường. Uống hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm tăng 56% nguy cơ tử vong do các bệnh lý liên quan đến việc uống quá nhiều cà phê. Mặc dù nguyên nhân gây tử vong không phải do tiêu thụ quá nhiều cà phê, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng những người uống nhiều cà phê thường có xu hướng hút nhiều thuốc lá và đây là nguyên nhân gây các bệnh lý tim phổi.

Ngồi tréo chân cản trở lưu thông máu

Ngồi tréo chân cản trở lưu thông máu

Ngồi tréo chân

Ngồi tréo chân tưởng chừng như vô hại nhưng điều này gây cản trở lưu thông máu, nguy cơ hình thành cục máu đông và có thể gây các bệnh lý như giãn tĩnh mạch chân, huyết khối, tăng huyết áp…

Chế độ ăn uống không hợp lý

Thói quen ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm có nhiều chất bảo quản… là những thói quen gây nhiều nguy hiểm như khi bạn hút thuốc lá, uống rượu-Theo GLOPAN. Điều này gây ra những hệ lụy như đái đường type 2, ung thư, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, thiếu máu…

BS Ái Thủy

(theo Amelioreta Sante)